Hiện nay hệ thống trường học của nước ta rất đa dạng, bao gồm trường dân lập, trường công lập. Có lẽ vì thế mà nhiều người vẫn luôn nhầm lẫn giữa hai mô hình đào tạo này. Vậy trường dân lập là gì? Có điểm gì khác so với trường công lập. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của scholarsearchassoc.com để tìm được câu trả lời nhé.
I. Trường dân lập là gì?
Trường dân lập hay còn gọi là trường ngoài công lập do cộng đồng cư dân ở cơ sở đầu tư xây dựng và bảo đảm điều kiện để hoạt động. Mọi hoạt động, kinh phí của trường dân lập đều do học sinh, nhà đầu tư đóng góp và không phụ thuộc vào sự quản lý của Nhà nước.
Thế nhưng, trên thực tế dù hoạt động mang tính độc lập nhưng trường dân lập vẫn nằm trong hệ thống giáo dục chung của cả nước. Mọi vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo, tuyển sinh đều căn cứ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường dân lập
Theo quy định của Luật giáo dục, trường dân lập có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Trường dân lập có nhiệm vụ, quyền hạn tương đương như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, chương trình, phương pháp giáo dục và những quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, thi cử, kiểm tra, cấp bằng, chứng chỉ…
- Trường dân lập sẽ tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển của nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên, quản lý nguồn lực để đảm bảo mục tiêu giáo dục.
- Văn bằng, chứng chỉ do trường dân lập cấp có giá trị pháp lý như trường công lập.
- Trường dân lập chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước về giáo dục theo quy định.
III. Điểm riêng biệt của trường dân lập
Tuy trường trường dân lập là công lập đều là nơi đào tạo, giảng dạy. Thế nhưng, về cơ bản hệ thống trường trường dân lập cũng có sự khác biệt. Vậy những đặc điểm riêng biệt của trường dân lập là gì? Đó là:
1. Cơ sở vật chất
Hệ thống cơ sở vật chất của trường dân lập thường hiện đại hơn, được thiết kế khang trang và sạch sẽ. Do nguồn vốn được lấy từ nguồn thu của học sinh, các nhà đầu tư nên nhà trường không bị giới hạn trong việc sửa chữa hệ thống trường.
Nhà trường có quyền tự quyết trong việc sửa chữa, nâng cấp các hạng mục cần thay đổi để phục vụ cho nhu cầu học tập.
2. Chương trình giảng dạy
Các chương trình giảng dạy của trường dân lập chủ yếu là chương trình quốc tế, liên kết với hệ thống giáo dục khác trên thế giới để thu hút học sinh, phụ huynh. Điều này luôn được đẩy mạnh vì cận cạnh tranh với hệ thống trường công lập hoặc những trường dân lập khác.
Thực tế, chương trình học của trường dân lập rất đa dạng, thiên về thực tiễn và bám sát với sự phát triển của học sinh.
3. Mức học phí
Như đã chia sẻ, nguồn kinh phí của trường dân lập đến từ học sinh, các nhà đầu tư hoặc những đơn vị liên kết. Do mang tính chất độc lập nên mức học phí của học sinh trường dân lập thường cao hơn so với trường công lập.
Tuy nhiên, tương ứng với mức học phí cao là hệ thống cơ sở vật chất, môi trường học tập được đảm bảo, học sinh được tham gia nhiều hoạt động thực tế, thực hành…
4. Tiêu chuẩn đầu vào
Hình thức xét tuyển đầu vào của các trường dân lập thường dựa vào học bạ hoặc đáp ứng được những điều kiện riêng của trường.
5. Cơ hội việc làm
Theo học trường dân lập, bạn sẽ có cơ hội làm việc hoặc đi du học cao hơn. Thực tế, thị trường lao động hiện nay không quá đề cao bằng cấp nên cơ hội việc làm của sinh viên trường dân lập khi ra trường tương đương với các trường khác.
III. Có nên học trường dân lập không?
Có nhiều ý kiến cho rằng chất lượng đào tạo của trường dân lập không tốt bằng trường dân lập. Thế nhưng thực tế có rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp trường trường dân lập có được công việc tốt.
Vậy nên, việc lựa chọn theo học mô hình đào tạo này sẽ phụ thuộc vào tài chính, nhu cầu của mỗi gia đình.
Vẫn có người cho rằng, trường dân lập có điểm xét tuyển thấp nên chất lượng đầu vào không đảm bảo. Tuy nhiên, điểm đầu vào chưa thể khẳng định được tất cả, bởi có nhiều học sinh, sinh viên theo học trường dân lập có kết quả học tập tốt. Dưới đây là là một số gợi ý để bạn tham khảo việc nên theo học trường công lập hay trường dân lập.
- Nếu tài chính gia đình không dư giả, bạn nên theo học trường công lập. Bởi mức học phí của trường cập lập luôn ổn định, lộ trình tăng hàng năm cũng không quá cao. Đồng thời, trường công lập cũng có các chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Một số học sinh, sinh viên có học lực yếu hơn nhưng có khả năng tài chính thì nên theo học trường dân lập. Bởi điểm xét tuyển đầu vào không quá cao nhưng cơ sở vật chất, kỹ thuật, chương trình học đều được đầu tư hiện đại.
- Hiện nay, một số trường dân lập thể hiện sự nổi trội của mình trong chương trình đào tạo bằng hình thức liên kết với các trường quốc tế. Do đó, bạn có thể yên tâm khi theo học tại đây.
Nhìn chung, việc chọn trường không chỉ là tìm ra ngôi trường tốt mà còn phụ thuộc vào trình độ của học sinh, sinh viên và khả năng tài chính. Không nên vì định kiến mà học sinh, sinh viên ép mình theo học tại trường mà bản thân không muốn. Dù học ở đâu, trường nào cũng có đội ngũ giáo viên chuyên môn vững vàng để truyền tải kiến thức.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được trường dân lập là gì, cũng như có được quyết định nên theo học trường nào. Chúc bạn thành công.