Mô hình kinh doanh trực tuyến dropship chắc hẳn không còn qua xa lạ với nhiều người. Thế nhưng với những ai mới chập chững bước vào kinh doanh thì hình thức này còn khá mơ hồ. Vậy nên bài viết dưới đây của scholarsearchassoc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ dropship là gì, có nên kinh doanh theo mô hình này không?
I. Dropship là gì?
Dropship hiểu đơn giản là hình thức kinh doanh bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Theo đó, người bán không cần phải nhập hàng hóa hay lưu kho mà chỉ cần quảng cáo sản phẩm sau đó tìm kiếm nguồn khách hàng. Các đơn hàng thành công sẽ được chuyển đề đơn vị phân phối hoặc nhà sản xuất để họ giao hàng trực tiếp đến người mua.
Với mô hình kinh doanh dropship, lợi nhuận của người bán hàng chính là phần chênh lệch giữa giá bán niêm yết của đơn vị phân phối, nhà sản xuất và giá bán thực tế cho khách. Ngoài ra, còn phải trừ đi chi chí vận chuyển và quảng cáo sản phẩm.
Tuy nhiên, mô hình dropship hiện vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Nguyên nhân là ở tỷ suất của dropship không được cao như ở các nước khác.
Việc này một phần là do mức tiêu dùng ở thị trường Việt Nam chưa được cao, hàng hóa nhập về vẫn đang trải qua nhiều khâu, nhiều đầu mối. Vì thế để giảm chi phí, hầu hết người bán hàng ở Việt Nam sẽ nhập số lượng hàng lớn và bán thông qua nhiều hình thức khác nhau.
II. Những ưu, nhược điểm khi kinh doanh mô hình dropship
Có thể thấy, mô hình kinh doanh dropship có nhiều ưu điểm giúp việc kinh doanh, bán hàng thuận lợi hơn. Thế nhưng mô hình kinh doanh trực tuyến này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định mà bạn cần phải lưu tâm. Để hiểu rõ hơn dropship là gì, chúng ta sẽ cùng phân tích những ưu điểm, nhược điểm của mô hình kinh doanh này dưới đây.
1. Ưu điểm của dropship
- Tổ chức dễ dàng: Việc vận hành mô hình kinh doanh dropship chỉ đơn giản trong 3 bước, đó là: Tìm nhà cung cấp sản phẩm, xây dựng kênh bán hàng và bắt đầu những công việc liên quan để bán được sản phẩm.
- Không cần nhiều vốn: Để có thể kinh doanh trực tuyến, bạn cần phải có nguồn vốn lớn để nhập hàng và thuê kho lưu trữ. Thế nhưng với dropship, những công việc này sẽ do nhà cung cấp, đơn vị sản xuất đóng gói và gửi đến người mua hàng. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người khởi nghiệp bằng mô hình dropship không cần đến nhiều vốn mà vẫn có thể bán hàng trực tuyến.
- Chi phí quản lý thấp: Mô hình dropship không yêu cầu bạn dự trữ hàng tồn kho, xử lý hàng hóa, đóng gói và vận chuyển hàng hóa đến khách hàng. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần chiếc laptop hay điện thoại thông minh là có thể làm việc. Do đó chi phí quản lý kinh doanh thấp, chủ yếu đến từ việc xây dựng trang web bán hàng và quảng cáo cửa hàng.
- Rủi ro thấp: Như đã chia sẻ khi giải thích dropship là gì, với hình thức kinh doanh này bạn không cần kho để lưu trữ hàng hóa. Vì thế, nếu bạn không bán được sản phẩm thì cũng không mất chi phí tồn kho. Nếu muốn ngừng bán sản phẩm, bạn cũng không lo việc bị lỗ bởi sản phẩm tồn kho không lớn.
- Bán hàng xuyên biên giới: Với mô hình dropship, bạn có thể bán hàng ở bất cứ đâu, mọi thời điểm, bởi vì cửa hàng trực tuyến của bạn không cần văn phòng, nhân viên hay nhà kho.
2. Nhược điểm của dropship
Ngoài những ưu điểm kể trên thì dropship cũng tồn tại một số hạn chế như sau:
- Lợi nhuận thấp: Do bạn không phải bỏ tiền nhập hàng, đóng hàng cũng như vận chuyển hàng hóa đến khách hàng nên mức lợi nhuận của dropship khá thấp.
- Canh tranh cao: Mô hình dropship an toàn nên có nhiều người chọn hình thức này, vì thế mà bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn về mức giá bán.
- Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm: Do không tự tay nhập hàng đóng gói cho khách hàng nên bạn không thể kiểm soát được chất lượng của sản phẩm khi có những khiếu nại, phản hồi không tốt từ người mua.
- Rắc rối trong cách tính chi phí vận chuyển tới khách hàng: Nếu khách hàng chọn mua 3 sản phẩm khác đơn vị cung cấp trên cửa hàng trực tuyến của bạn thì bạn không thể bắt họ trả cả 3 mức chi phí này bởi đây là điều rất vô lý. Như vậy, với dropship bạn sẽ phải chịu hoàn toàn tiền ship cho 2 trong 3 đơn hàng còn lại của khách hàng.
III. Những bước kinh doanh dropship tối ưu
Để có thể kinh doanh dropship đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc hiểu được khái niệm dropship là gì, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Phân tích thị trường để tìm kiếm mặt hàng kinh doanh tiềm năng, mang lại lợi nhuận và có thể phát triển tốt trong tương lai. Bạn sẽ phải làm một số khảo sát thị trường, xu hướng, thực trạng của thị trường. Đồng thời, bạn cũng cần phải nghiên cứu đối thủ để biết họ làm gì, ưu điểm, khuyết điểm của họ như thế nào…
- Bước 2: Tìm nguồn hàng chất lượng, giá thành hợp lý và kết nối với đơn vị cung cấp, nhà sản xuất. Bạn cần đưa ra thỏa thuận, điều khoản hợp lý để có thể tối đa hóa lợi nhuận.
- Bước 3: Tạo các cửa hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử như shopee, lazada… và đăng thông tin sản phẩm thường xuyên.
- Bước 4: Thực hiện quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Bước 5: Khi có đơn hàng, bạn hãy gửi số điện thoại, địa chỉ của khách hàng đến nhà cung cấp để họ thực hiện các bước vận chuyển.
IV. Có nên lựa chọn kinh doanh dropship không?
Chắc hẳn sau khi hiểu được dropship nghĩa là gì cũng như những ưu điểm, hạn chế của mô hình bán hàng này thì chúng ta có nên lựa chọn dropship không? Theo đánh giá từ các chuyên gia kinh tế, mô hình kinh doanh nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, dropship là loại hình kinh doanh khá mới ở Việt Nam nhưng lại phù hợp với những người có ít vốn, ít kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, những người đam mê kinh doanh trực tuyến nhưng chưa biết chọn sản phẩm nào thì có thể tham khảo mô hình bán hàng dropship. Bởi hình thức kinh doanh này có ít rủi ro, bạn chỉ cần đầu tư thời gian, công sức và tiếp thị là có thể thực hiện dễ dàng.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã biết được dropship là gì và những vấn đề liên quan đến hình thức bán hàng này. Nhìn chung, mô hình dropship còn khá mới mẻ ở Việt Na, vì thế nếu bạn có đam mê bán hàng nhưng không có nhiều vốn thì có thể tham khảo nhé. Chúc bạn thành công.